10 năm, nhớ về người tận tụy với giấc mơ

27/02/2017 - 21:13

PNO - Hình như bà sinh ra để cả cuộc đời cúi xuống với cơn đau của người bệnh, nhất là bệnh nhân nhi, và như thế, tất cả với bà chỉ là để phụng sự cho một việc cứu người, ngay cả khi niềm riêng vò xé.

 Cô gái Sài Gòn ấy, về nước chỉ sau vài tháng, đã trở thành  Phó chủ tịch “Y BS đoàn” (Nghiệp đoàn Y BS), Phó tổng thư ký Nghiệp đoàn Y BS tư Việt Nam, được Ban Trí vận Khu ủy Sài Gòn - Gia Định phân công công tác ở tổ Trí vận nội thành.

Năm 1959, bà được Đảng bộ Thành phố Sài Gòn kết nạp chính thức vào Đảng Nhân dân Cách mạng miền Nam, tham gia nhiều hoạt động vận động, phát huy vai trò của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam giữa thành phố Sài Gòn.

Sau cuộc Tổng tiến công Xuân Mậu Thân 1968, BS Dương Quỳnh Hoa được tổ chức đưa về chiến khu cùng một số vị trí thức, tôn giáo, công thương gia... tiêu biểu ở Sài Gòn, để chuẩn bị thành lập tổ chức Liên minh các Lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Việt Nam.

Được tin này, chính quyền Nguyễn Văn Thiệu cay cú tuyên án tử hình vắng mặt và tịch thu toàn bộ tài sản của họ, căn biệt thự Dương Quỳnh Hoa ở Đà Lạt cũng bị tịch thu. Tháng 9/1969, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam thành lập, BS Dương Quỳnh Hoa được cử làm Bộ trưởng Bộ Y tế, với quan điểm của lãnh đạo lúc đó, là bằng chuyên môn và tấm lòng, bà sẽ chăm sóc tốt sức khỏe người dân; bằng uy tín, bà sẽ tập hợp được lực lượng trí thức y dược Sài Gòn lúc đó.  

10 nam, nho ve  nguoi tan tuy voi giac mo
 


Trong sâu thẳm người phụ nữ Nam bộ này, sự ân cần, xả thân với cộng đồng, chia sớt tình thương với những phận đời khốn khó, mới là nhịp thôi thúc bước chân đời bà. Vì thế, một lần nữa, không lấy gì ngạc nhiên, năm 1976, bà đang là Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Đại biểu Quốc hội khóa VI, Thứ trưởng Bộ Y tế phụ trách phía Nam, nhưng bà xin thôi mọi chức vụ. 

Được thân phụ là Giáo sư Dương Minh Thới gieo mầm yêu nước từ thuở nhỏ, mà theo các học trò được ông dạy Việt văn, là ông hay đọc Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, như muốn khơi ngọn lửa vì nghĩa lớn trong lòng học trò, nên chuyện bà, bác sĩ (BS) Dương Quỳnh Hoa, sau khi lấy bằng tiến sĩ y khoa ở Pháp, đã thành đảng  viên của đảng Cộng sản Pháp, rồi trở về nước, để từ đây dấn thân vào con đường tranh đấu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, hẳn không lấy làm lạ.

Từ đây, một BS Dương Quỳnh Hoa trọn đời dành tình thương cho bệnh nhân nghèo, những trẻ em không may mắn, trở thành vết khắc sâu đậm trong tâm khảm bao người, để ngày bà ra đi vào năm 2006, một hãng thông tấn lớn nước ngoài, đăng thông tin từ trần, kèm theo chú thích dưới bức ảnh bà tóc bạc trắng, cái nhìn mênh mông, sâu thẳm và trong trẻo đến lạ, rằng đó là người hết lòng với nhi khoa.

Câu chuyện bắt đầu từ năm 1978, BS Dương Quỳnh Hoa thành lập “Trung tâm nhi khoa-sức khỏe và phát triển” nhằm chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng, là một khoa của Bệnh viện Nhi Đồng II. Lúc mới thành lập, bà chủ trương điều trị cho trẻ hoàn toàn miễn phí. Về sau, 1/3 bệnh nhi các gia đình khá giả hoàn lại tiền thuốc men, tất cả bệnh nhi thuộc gia đình nghèo đều được miễn phí.

Trung tâm Nhi khoa phát triển và tồn tại lâu dài nhờ vào lòng hảo tâm, sự đồng cảm và tin cậy vào việc làm nhân văn cùng với mối quan hệ rộng rãi của BS Dương Quỳnh Hoa, các cá nhân và tổ chức y tế, xã hội của hơn 20 nước bạn như: Pháp, Đức, Bỉ, Canada... ủng hộ tiền bạc, thuốc men, tạo điều kiện điều trị, chăm sóc hàng ngàn trẻ ở TP.HCM và các địa phương lân cận thoát khỏi suy dinh dưỡng.

Không dừng lại ở đây, không đóng khung trong điều kiện ngày một khá hơn tại  TP.HCM, khi một thực tế cho thấy, là phụ nữ, trẻ em tại các tỉnh miền Đông, miền Tây Nam bộ, bị thiệt thòi rất lớn về chăm sóc y tế, sinh hoạt, khi điều kiện sống khó khăn, mạng lưới y tế cơ sở còn yếu kém, nên bà hướng cái nhìn xa hơn, mong làm sao giúp họ.

Thế là một loạt động thái thiết thực được bà làm quyết liệt: Hỗ trợ nâng cấp và trang bị cho bệnh viện Định Quán (Đồng Nai), góp sức xây dựng bệnh viện trở thành bệnh viện mẫu cấp huyện; cùng với Hội phụ nữ địa phương các vùng đồng bào dân tộc thiểu số vận động chị em dân tộc Châu Ro, S’Tiêng ăn ở, sinh đẻ, nuôi con theo phương pháp vệ sinh gắn với hướng dẫn cách trồng trọt, chăn nuôi, cho mượn vốn nuôi bò.

Tầm nhìn của bà, mấy mươi năm trước, nay vẫn còn nguyên đó về đào tạo, hỗ trợ y tế cho tuyến tỉnh, khi BS tuyến đầu không thể làm thay, mà phải chuyển giao kỹ thuật, kinh nghiệm cho tuyến dưới. Bà đã vận động, hỗ trợ một số tỉnh miền Đông, miền Tây gồm cả tiền, dụng cụ y tế, thuốc men và đề nghị các nơi này cử người của ngành y tế để đào tạo chăm sóc bệnh nhi trở về phục vụ địa phương.

Trở về nước năm 1957, sống trong bưng biền, bao lần lặn lội về những vùng trắng, nếm bao khổ cực của chiến tranh, ông trời cho bà niềm đam mê, sức lực, trí tuệ lẫn nhân cách lớn để phụng hiến cho đại nghĩa, để đến khi tuổi già  kéo về, những cơn đau bao năm ủ nấp trong máu tủy, đã thình lình trở lại, quật ngã bà.

Năm 1999, bà phải sang Pháp điều trị vì nhiễm chất độc da cam, mà trong một tự thuật, bà kể rằng, bà đã nhiễm ở vùng Tây Ninh trong một lần đi công tác. Và cũng không nhiều người biết, cả đời phục vụ cho người bệnh, cứu chữa không biết bao nhiêu trẻ em, nhưng niềm đau trống vắng, nỗi cay đắng mất đứa con duy nhất giày vò suốt đời bà. Làm mẹ, là bác sĩ, nhưng bà không giữ được con bên mình.

Con bà bị nhiễm chất độc da cam, mất khi chưa tròn tám tháng tuổi lúc bà đang hoạt động ở căn cứ. Từ đây cũng phần nào lý giải, suốt thời gian sống trong hòa bình đến khi ra đi, bà tận tâm với nhi khoa, như muốn tìm thấy ở đó chút bù đắp cho trống vắng và nỗi đau lòng mẹ. Cũng có lẽ tình thương, lòng thiết tha với đại nghĩa, lẽ công bằng, nên bà là một trong nguyên đơn đứng tên kiện da cam lên tòa án Hoa Kỳ.

Người nữ trí thức ấy đã đi xa đúng 10 năm. Bất luận nói thế nào đi nữa, thì hãy thử nhìn bà với tư cách một thầy thuốc, sẽ thấy ở đó lung linh tình thương lặng thầm, sâu kín niềm riêng, tất cả như nhường chỗ cho nỗ lực cứu người, quên mình vì người bệnh, mong sao giấc mơ lành lặn trở về với chính họ. Bà đã chọn cho mình con đường hành hiệp cứu người. Bà sinh ra là để hy sinh, còn tất cả để lại sau lưng… 

Võ Thị Dung (Phó bí thư thành ủy TP.HCM)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI