Hy Lap: Biểu tình phản đối bán di tích lịch sử để trả nợ

17/03/2014 - 21:33

PNO - PNO - Hàng loạt những cuộc biểu tình đã diễn ra ở thủ đô Athens của Hy Lạp hồi cuối tuần, phản đối kế hoạch của chính phủ bán các di tích lịch sử nổi tiếng của nước này cho tư nhân với lý do để có thêm chi phí trả các...

edf40wrjww2tblPage:Content

Sự việc bùng phát khi các di tích lịch sử và kiến trúc quanh khu vực Acropolis và các địa điểm nổi danh khác được đưa vào danh sách tư nhân hoá. Acropolis là một thành trì cổ của Hy Lạp ở vùng núi đá phía trên thành phố Athens và có nhiều di tích cổ có ý nghĩa lịch sử và kiến trúc. Trong số những di tích này có trại tị nạn được xây dựng để đưa những người Hy Lạp chạy trốn khỏi thảm họa Tiểu Á vào năm 1922; và văn phòng Bộ văn hóa nằm trong các tòa nhà tân cổ điển trong khu Plaka đẹp như tranh vẽ ở chân Acropolis được xây dựng ngay sau khi thành lập nhà nước Hy Lạp hiện đại. Cả hai được biết đến là những di tích kiến trúc đá quý của quốc gia.

Hy Lap: Bieu tinh phan doi ban di tich lich su de tra no
Những di tích lịch sử và kiến trúc quanh khu vực Acropolis
nổi tiếng của Hy Lạp đang đứng trước nguy cơ bị tư nhân hoá

Quyết định gây tranh cãi bởi Hội đồng khảo cổ học đầy quyền lực của Hy Lạp (Kas) cho phép các công ty tư nhân khai thác hai địa điểm khảo cổ quan trọng nhất của Athens là Stoa of Attalos trong chợ cổ và Sân vận động Panathenaic. Quyết định đi ngược với những tôn chỉ trước đây của Kas - từ chối những yêu cầu sử dụng thương mại các di tích của Hy Lạp.

Những người biểu tình tức giận gọi việc bán những di sản của đất nước là “bất hợp pháp”, cho rằng đây là bằng chứng chính phủ đã không đạt mục tiêu về kinh tế và hoàn toàn sai khi khai thác điều này với lý do vì lợi ích công chúng.

Hơn bốn năm rơi vào khủng hoảng kinh tế với những khoản nợ kéo dài đã để lại hậu quả lên nghèo đói và thất nghiệp. Hy Lạp đang đứng trước áp lực to lớn phải có những cải tổ để nhận được khoản vay 10,1 tỷ Euro từ quốc tế. Để giải quyết một phần áp lực này, liên minh mong manh hai đảng của Thủ tướng Antonis Samaras hồi tuần trước đã đưa bất động sản vào quỹ giám sát việc bán tài sản nhà nước.

Chương trình tư nhân hoá di tích lịch sử của Hy Lạp được đưa ra từ ngày Hy Lạp phải viện đến sự cứu giúp để tránh sụp đổ nền kinh tế từ Ngân hàng Trung ương châu Âu và Quỹ Tiền tệ Quốc tế tháng 5/2010. Ban đầu chương trình này được quảng bá là chương trình tư nhân tham vọng nhất châu Âu, dự kiến trị giá 50 tỷ euro năm 2015 và nay đã được rút xuống còn 11 tỷ euro năm 2016.

AN KHUÊ (Theo Guardian)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI