Mọi việc đều đã có thể làm vì em, thì sá chi chuyện vào bếp cả đời!

17/08/2018 - 10:13

PNO - Dù cho chị đã từng là người đàn bà đã cũ, nhưng anh vẫn luôn chăm sóc, yêu thương chị hết lòng.

Nấu một bữa cơm vì người mình yêu thì dễ, nhưng sẵn sàng nấu cơm cả đời cho vợ thì chắc hẳn là... của hiếm. Bởi có được bao nhiêu người đàn ông sau những vất vả, gánh vác sự nghiệp bên ngoài còn nhẫn nại vứt bỏ đi lòng tự trọng của mình để về nhà phục vụ cơm nước cho vợ? Nhưng nếu là tình yêu thương chân thành, thì hẳn mọi câu trả lời đều dễ dàng: Vì yêu em, anh sẵn sàng vào bếp cả đời.

Anh Tuấn Anh (42 tuổi) - chồng chị Mai Anh (37 tuổi, hiện đang sống ở Đông Anh, Hà Nội) là một trong những anh chồng “của hiếm” như thế, dù cho chị từng là người “đàn bà đã cũ” khi lấy anh...

Moi viec deu da co the lam vi em, thi sa chi chuyen vao bep ca doi!

Vợ chồng anh Tuấn Anh và chị Mai Anh luôn tình cảm, hạnh phúc bên nhau.

Moi viec deu da co the lam vi em, thi sa chi chuyen vao bep ca doi!

Anh là nội trợ chính trong gia đình.

Chồng mới là hàng xóm với chồng cũ, vượt qua định kiến để đến với nhau

Có những mối lương duyên hẳn là đặc biệt đến thế! Chị Mai Anh kể lại: “Mình và chồng cũ vốn là bạn học, chúng mình chia tay vì nhiều khó khăn trong cuộc sống hôn nhân. Bởi khi đó cả 2 còn quá trẻ, không chịu được áp lực của gia đình, con cái và trách nhiệm với họ hàng hai bên. Thêm một lý do chính nữa là mình không đủ bao dung để cho anh ấy cơ hội sửa sai sau khi có người thứ 3 bên ngoài. Còn anh xã hiện tại lại sống cùng khu phố với nhà chồng cũ, là hàng xóm. Khi mình về trên đó làm dâu thì anh hàng xóm này chưa có ai, thậm chí mình còn làm mối bạn mình cho anh ấy nhưng không thành”.

Khi ly hôn, chị Mai Anh không có gì ngoài một cậu bé Bin chưa đầy một tuổi, lại thường ốm đau vì sinh non, thể trạng yếu. Chị cũng không có việc làm, không tài sản, không giữ được tiền hồi môn bố mẹ cho khi cưới. Anh Tuấn Anh khi đó là lái xe taxi, mỗi khi thấy chị Mai Anh phải đưa bé Bin bị ốm đi cấp cứu thì thường chạy vào đón: “Ban đầu mình chỉ nghĩ là tình cờ thôi, sau mới biết ảnh thương mẹ con mình nên cứ nghe trung tâm báo địa chỉ nhà mình là ảnh báo tại điểm để đón hai mẹ con. Gần 3 năm trời ảnh đưa đón cu Bin đi viện nọ viện kia và toàn không lấy tiền xe, bảo khi nào đi làm có tiền rồi trả anh luôn thể”.

Moi viec deu da co the lam vi em, thi sa chi chuyen vao bep ca doi!

Chị Mai Anh và con trai đầu, nay đã 11 tuổi.

Trong 3 năm qua lại giúp đỡ mẹ con chị Mai Anh, anh Tuấn Anh thậm chí còn khuyên chị bỏ qua và quay về với chồng cũ, nhưng chị không chịu. Cũng trong chừng đó năm, anh thường xuyên qua lại chăm sóc, thăm nom cho mẹ con chị và phải chịu nhiều điều tiếng nói ra nói vào. Chị cũng chỉ coi anh như một người anh tốt, không dám nghĩ gì hơn vì quanh anh khi đó cũng có rất nhiều người thích anh và họ có điều kiện tốt hơn chị. Chị cũng đâu dám vượt qua định kiến, bởi anh là hàng xóm với chồng cũ, lại ngoan hiền, tốt bụng có tiếng. Còn chị đã qua một lần đò...

Thế nhưng tình yêu quá lớn mà anh dành cho chị đã giúp chị có niềm tin để cùng nắm tay anh tiến về phía trước, thậm chí gia đình anh còn đòi từ mặt anh nếu lấy chị. Và khi anh chị về sống cùng nhau, anh bị gia đình từ mặt thật, còn chị bị bố mẹ đẻ giận vì “cuốn gói ôm con theo trai mà không được một lời khách sáo của nhà trai”. Anh chị đành mang theo bé Bin đi thuê một nhà trọ nho nhỏ để ở, chồng lái taxi, vợ làm trực tổng đài, cố gắng sống bình yên bên nhau. Nhưng cuộc sống cũng không êm ả, khi con hay đau ốm, thu nhập bấp bênh, có nhiều lúc 2 vợ chồng chia nhau vài chục ngàn để đi làm...

Moi viec deu da co the lam vi em, thi sa chi chuyen vao bep ca doi!
 

Moi viec deu da co the lam vi em, thi sa chi chuyen vao bep ca doi!

Khi thương yêu nhau quá nhiều, anh chị quyết định sống cùng nhau dù cho có khó khăn đến thế nào đi nữa.

“Ở với mẹ 30 năm không phải làm gì, giờ lấy vợ làm đủ thứ việc”

Những tưởng khó khăn đã dần qua đi với anh Tuấn Anh và chị Mai Anh khi sau 3 năm chung sống, anh chị sinh được một cậu con trai kháu khỉnh. Anh chị được làm đăng kí kết hôn với nhau bởi trước đó mẹ anh kiên quyết không đưa sổ hộ khẩu ra để hai người đi đăng kí. “Sinh bé Nghé rồi bà mới chịu đưa vì nếu không cháu trai sẽ phải mang họ mẹ”, chị Mai Anh kể lại. Nhưng cũng đúng thời gian này, bé Nghé được 6 tháng tuổi thì chị Mai Anh phát hiện bị bệnh K dạ dày. Anh lại một lần nữa phải vất vả và trắng tay để cùng ông bà ngoại chạy chữa cho chị.

“Mình điều trị tại bệnh viện K và sang Singapore điều trị mất hơn 2 năm. Trong 2 năm đó, anh ở nhà vừa đi làm, vừa đưa đón Bin đi học, vừa chăm em Nghé, vừa đưa đón vợ đi viện. Lúc này thì ông bà ngoại thương anh lắm rồi. Khi mình thoát khỏi bệnh ung thư thì lại là chuỗi ngày anh đón đưa mình ở viện huyết học để khắc phục di chứng của hóa chất làm mình bị suy giảm tiểu cầu. Vất vả ghê lắm nhưng chưa bao giờ anh phàn nàn một câu. Chính những sóng gió đó càng khiến mình cảm thấy biết ơn và trân trọng anh hơn rất nhiều”.

Moi viec deu da co the lam vi em, thi sa chi chuyen vao bep ca doi!
 

Moi viec deu da co the lam vi em, thi sa chi chuyen vao bep ca doi!

Qua những sóng gió, anh chị càng yêu nhau, trân trọng nhau hơn.

Hẳn nhiên khi đã dìu chị qua những khó khăn lớn trong cuộc đời như vậy thì những việc vặt vãnh trong nhà anh chẳng hề nề hà gì. Chị tuy đã khỏe mạnh từ 4 năm trước nhưng anh vẫn chăm sóc chị cẩn thận từng li từng tí.

“Anh đảm nhiệm luôn việc nấu ăn cho cả nhà. Bởi anh vốn là một người đàn ông hiền lành, có gu ẩm thực rất tốt vì trước kia công việc lái xe của anh đi khắp mọi miền. Khi chưa lấy mình, anh không bao giờ vào bếp đâu, từ hồi lấy mình anh mới làm đấy. Mẹ anh hay nói bâng quơ là ở với mẹ 30 năm ko phải làm gì, giờ lấy vợ phải làm đủ thứ việc”.

Moi viec deu da co the lam vi em, thi sa chi chuyen vao bep ca doi!

Anh chẳng hề hà bất cứ một việc nào trong nhà như chăm cây, dọn dẹp, nấu ăn, chợ búa...
Moi viec deu da co the lam vi em, thi sa chi chuyen vao bep ca doi!
 
Moi viec deu da co the lam vi em, thi sa chi chuyen vao bep ca doi!
 
 

Chắc vì anh thương chị ốm yếu nên thường tự làm hết mà không đợi chị phải nhờ vả câu nào. Anh không những nấu ăn, còn đi chợ mua hết mọi thứ. “Sáng anh đi làm từ 5g, đến 8g từ nhà máy về anh sẽ đi chợ, dọn dẹp, nấu ăn. Chiều 2g anh lại sang nhà máy. Kể cả lúc mình chưa bầu em Gấu (em bé thứ 3 của anh chị, nay 6 tháng tuổi – PV), anh đã giữ thói quen và lịch trình đó rồi. Khi anh đi chợ về, mình sẽ sơ chế đồ ăn, các loại rau để anh nấu, vì mình nhặt rau giỏi hơn. Còn nấu thì bọn nhóc bảo bố nấu ngon nhất nên anh càng thích nấu hơn, đảm nhiệm tất”.

Chị Mai Anh cũng kể lại, trong nhà chị, 2 vợ chồng thường làm cùng nhau mọi việc, đi đâu cũng có nhau. Mỗi khi nhìn anh nấu ăn, chị luôn thấy hạnh phúc và cảm nhận được sự hết lòng mà chồng dành cho mình. Chị nghĩ việc người chồng nấu ăn, không có gì là mất thể diện cả, mà hoàn toàn là một cách thể hiện yêu thương rất chân thành. Cũng từ đó, chị luôn cố gắng hơn vì anh trong những việc khác như cư xử với gia đình chồng, với bạn bè chồng, chăm sóc bản thân để xinh đẹp hơn và khiến anh có thể tự hào về vợ. “Với một người chồng như thế, mình có thể hy sinh mà không phải đắn đo suy tính chút nào”, chị Mai Anh bộc bạch.

Cát Tường

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI