Người khắc chữ lên bút lâu năm nhất Sài Gòn

12/09/2015 - 06:56

PNO - Hơn 35 năm làm nghề khắc chữ, ông Lê Văn Kính (SN 1959, quê Hải Dương) không nhớ mình đã khắc lên bao nhiêu cây viết máy, bao nhiêu vật kỷ niệm.

Ngồi khép mình ở một góc nhỏ trên đường Lê Lợi – Nam Kỳ Khởi Nghĩa (quận 1), ông Kính đang nắn nót từng dòng chữ cho những người khách đặt trước đó. Khi hoàn thành xong nét chữ cuối cùng trên cây bút hero, ông tranh thủ nghỉ giải lao để trò chuyện với chúng tôi.

Với giọng nói ấm áp, ôn tồn, ông chậm rãi kể chuyện đời mình và cái duyên với nghề khắc chữ “vỉa hè” này. Ông sinh ra và lớn lên ở vùng đất Hải Dương. Thưở nhỏ, khi vừa biết mặt chữ, ông đã nhìn những mẫu chữ đẹp trong sách báo rồi tập viết lại trên đất trong những lần chăn trâu. Ông tập viết chỉ vì mê chữ đẹp, chứ chưa bao giờ nghĩ sẽ sống bằng nghề bán những nét chữ. Ai ngờ “nghề chọn người”.

Bằng sự quyết tâm và nỗ lực, ông thi đậu và là thủ khoa của trường Đại học Kiến trúc Hà Nội khi tròn 18 tuổi. Rồi cái duyên khắc chữ đến từ những năm ông còn là sinh viên.

Một ngày tình cờ, ông đi ngang phố Hàng Gai (Hà Nội), nơi đây tập trung rất đông người khắc chữ. Như chạm đúng đam mê, chàng sinh viên kiến trúc đứng như bất động, say mê ngắm nhìn một ông lão nhẹ nhàng đưa bàn tay khéo léo tạo nên những nét chữ thanh thoát trên cây viết. 

“Ngày đó vì quá đam mê nên mới xin sư phụ dạy. Khi đó nghĩ học cho biết thêm tài lẻ chứ không bao giờ nghĩ sẽ làm nghề này. Chắc do có chút năng khiếu nên sư phụ dạy được năm phút, tôi đã nắm được các thao tác cơ bản và bắt đầu cầm bút lên khắc. Những nét chữ đầu tiên tuy hơi cứng nhưng lại được sư phụ trầm trồ khen ngợi”, ông Kính nhớ lại.

Học đến năm thứ 2, ông lên đường nhập ngũ vào Nam chiến đấu. Hòa bình lập lại, ông xuất ngũ và quyết định gắn bó với vùng đất mới này.

Nguoi khac chu len but lau nam nhat Sai Gon
Những người sống xung quanh khu vực này vẫn gọi ông với cái tên thân thương “Dũng khắc chữ lưu niệm”.

Trong một lần, ông cùng một người bạn đi dạo Sài Gòn, chợt thấy một cụ ông đang ngồi khắc chữ cho khách. Nhận thấy cụ ông này khắc chữ không đẹp nhưng nhiều người vẫn xếp hàng chờ đợi, ông Kính được người bạn gợi ý ra nghề. Thời điểm đó đang thất nghiệp, sau nhiều ngày đắn đo, ông quyết định sắm đồ nghề rồi ra góc nhà sách trên đường Lê Lợi ngồi. Và cái nghề khắc chữ theo ông đến tận bây giờ.

Đồ nghề của thợ khắc chữ thời ấy khá thô sơ. Họ phải lấy mũi khoan mài nhọn như mỏ chim đại bàng, dùng sức tì mạnh mới khắc được chữ. Để khắc một tác phẩm mất khá nhiều thời gian, làm ít tháng là tay chai sần móp mép.

Sau này ông tự mày mò chế tạo cho mình những chiếc máy riêng bằng ống nhựa, mũi kim nha khoa, các motor chạy bằng ắc quy, tạo ra sản phẩm nhanh hơn. 

Tiếng lành đồn xa, hơn 30 năm qua, nét chữ của ông xuất hiện trên nhiều đồ lưu niệm dành cho những người nổi tiếng, trong đó có những kỷ vật họ xem như báu vật.

Nguoi khac chu len but lau nam nhat Sai Gon
Một khách hàng nhờ ông khắc lên cây viết tên của người bạn để tặng vào dịp sinh nhật sắp tới.
Nguoi khac chu len but lau nam nhat Sai Gon
“Làm nghề này không được phép sai sót, vì món đồ lưu niệm chỉ có một, nếu làm hư, người thợ sẽ không còn vật thay thế, cũng chẳng biết lấy đâu bồi thường cho khách hàng vì có những vật kỷ niệm đối với họ là vô giá”, ông tâm niệm.
Nguoi khac chu len but lau nam nhat Sai Gon
Đồ nghề của ông gồm những cây bút có ngòi bằng hợp kim, một cây thước kẻ và vài cây bút nước.
Nguoi khac chu len but lau nam nhat Sai Gon
Những nét chữ thanh thoát, bay bổng nhưng không kém phần nghiêm nghị khi được khắc lên vật kỷ niệm.
Nguoi khac chu len but lau nam nhat Sai Gon
Bảng hiệu của ông là tấm kính đã cũ được khắc lên chữ màu dạ quang.
Nguoi khac chu len but lau nam nhat Sai Gon
Ông cố gắng tìm tòi ra cách khắc hình, chữ trên mọi chất liệu như nhựa, inox, tranh cát, tranh gạo, tranh sơn mài, nanh heo, thạch anh… thậm chí có thể khắc lưu niệm trên cả đá, gỗ vì đòi hỏi của khách hàng ngày càng cao.
Nguoi khac chu len but lau nam nhat Sai Gon
Ông đang khắc hình tượng Phật lên một chiếc nanh heo.
Nguoi khac chu len but lau nam nhat Sai Gon
Một khách hàng nhờ ông khắc lên con kỳ ngưu bằng đá dòng chữ: “Chúc mừng sinh nhật con trai”.
Nguoi khac chu len but lau nam nhat Sai Gon
Nhà ở quận 4, cứ 8h sáng là ông đạp xe đến đây để làm đến 5h chiều thì về.
Nguoi khac chu len but lau nam nhat Sai Gon
Những ngón tay điêu luyện như đang lướt trên phím đàn.
Nguoi khac chu len but lau nam nhat Sai Gon
Khách hàng của ông Kính thường không bao giờ hỏi giá vì biết ông chỉ lấy từ 10.000 đồng đến 20.000 đồng mỗi lần khắc, có người tôn trọng tài năng của ông nên trả đến 100.000 - 200.000 đồng là chuyện bình thường.
Nguoi khac chu len but lau nam nhat Sai Gon
Một người phụ nữ nhờ ông khắc đè lên dòng chữ của chiếc lắc vàng đã khắc trước đó.
Nguoi khac chu len but lau nam nhat Sai Gon
Nguoi khac chu len but lau nam nhat Sai Gon
Những nét chữ ông khắc thanh thoát nhưng không kém phần nghiêm nghị, như một phần tích cách ông vậy. Luôn điềm tĩnh, nhẹ nhàng và chậm rãi.
Nguoi khac chu len but lau nam nhat Sai Gon
Ông tâm sự theo nghề không phải vì kiếm tiền mà muốn lưu giữ một nét đẹp văn hoá ở một góc phố Sài Gòn.

Khánh Phương

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI