Khi mỗi chúng ta thay đổi nhận thức và thói quen tiêu dùng thì lượng rác thải sẽ giảm thiểu

30/06/2019 - 12:00

PNO - Câu hỏi ‘Làm thế nào để con người ‘sống chung’ với hàng triệu triệu tấn rác thải?’ đã làm sôi nổi buổi tọa đàm do Nhà Văn hóa Phụ Nữ TP.HCM tổ chức nhân dịp kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam 28/6.

hủ đề “Rác thải nhựa - hiểm họa của môi trường và sức khỏe cộng đồng" cùng sự dẫn chuyện của các khác mời gồm Tiến sĩ Xã hội học Phạm Thị Thúy - Giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia (cơ sở TP.HCM), Thạc sĩ Ngô Nguyễn Ngọc Thanh - Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường - Sở Tài nguyên và môi trường TP.HCM và Thạc sĩ Đỗ Văn Sự - Phó Viện trưởng Viện Đào tạo nhân lực và Hợp tác Quốc tế - INTIC đã thu hút hơn 100 người dự khán 

Khi moi chung ta thay doi nhan thuc va thoi quen tieu dung thi luong rac thai se giam thieu
Các hội viên, phụ nữ cùng trao đổi nhằm tìm ra giải pháp.
Khi moi chung ta thay doi nhan thuc va thoi quen tieu dung thi luong rac thai se giam thieu
Bà Lâm Thị Ngọc Hoa- Phó Chủ tịch thường trực Hội LHPN TP.HCM phát biểu tại tọa đàm.

Với sự dẫn dắt của các chuyên gia, những người dự khán đã thảo luận rất sôi nổi về thực trạng ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm từ rác thải nhựa, túi ni lông; những tác hại khi sử dụng các loại sản phẩm nhựa đối với sức khỏe con người. Từ đó, chỉ ra các nguyên nhân, những khó khăn và hạn chế trong công tác tuyên truyền, vận động người dân hạn chế sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần, thực hiện phân loại rác tại nguồn... 

Khi moi chung ta thay doi nhan thuc va thoi quen tieu dung thi luong rac thai se giam thieu
 

Các đại biểu đã đóng góp các giải pháp cụ thể, thiết thực nhằm giúp mỗi người thay đổi thói quen. Nhiều giải pháp đã nhận được sự tán thành của nhiều người như: không sử dụng nước đóng chai, ly nhựa mà thay bằng các bình nước cá nhân; tuyệt đối không sử dụng các loại sản phẩm nhựa dùng một lần khi mua thức ăn để tránh thải rác ra môi trường, tránh nguy cơ mắc các loại bệnh như dị ứng, viêm gan, ung thư, rối loạn nội tiết, rối loạn hệ thần kinh, vô sinh; dùng giỏ xách khi đi chợ; rèn luyện trẻ nhỏ ngay từ trong gia đình cùng thực hiện... 

Tiến sĩ Phạm Thị Thúy cho rằng khi mỗi cá nhân, mỗi gia đình, mỗi cộng đồng cùng thay đổi nhận thức, thói quen tiêu dùng hằng ngày sẽ giảm thiểu lượng rác thải hàng ngày. Đặc biệt, cần tích cực sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, đồng thời chung tay thực hiện có hiệu quả việc phân loại rác tại nguồn, giảm thiểu tối đa lượng rác thải nhựa ra môi trường.

Ban Tổ chức cũng đã tiến hành công bố và trao giải thưởng cho 20 tập thể và cá nhân có hình ảnh và video clip có số bình chọn cao nhất khi tham gia Chương trình “Tôi đồng hành”.

Khi moi chung ta thay doi nhan thuc va thoi quen tieu dung thi luong rac thai se giam thieu
Trao thưởng cho các tập thể, cá nhân đoạt giải chương trình "Tôi đồng hành"

Đây là một trong những hoạt động của Hội LHPN TP.HCM nhằm hưởng ứng phong trào “Chống rác thải nhựa” do Sở Tài nguyên - Môi trường, Sở Công thương, Liên đoàn Lao động, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ và Thành Đoàn TP.HCM ký kết tiếp tục đẩy mạnh trong năm 2019.

Chương trình diễn ra từ ngày 20/4 đến ngày 08/5/2019 và đã nhận được hơn 450 hình ảnh cùng 20 video clip tham gia. Kết quả, có 96 ảnh và 16 video clip đáp ứng đầy đủ các tiêu chí, được đăng tải trên trang facebook và kênh youtube của Hội LHPN TP.HCM.

Thắm - Chi

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI