Thương tâm những cảnh đời phải "trắng Tết" trong bệnh viện

07/02/2016 - 21:02

PNO - Với những bệnh nhân ung thư ở bệnh viện Ung Bướu (TP.HCM), việc được đón Tết cùng gia đình, người thân là một điều vô cùng xa xỉ.

Tết đến Xuân về, ai ai cũng muốn sum họp quây quần bên người thân bạn bè để nói những câu chuyện vui và cầu chúc nhau những điều tốt đẹp cho năm mới. Thế nên, dù ở nửa vòng trái đất xa xôi, dù bận bịu đến đâu, họ cũng sắp xếp công việc để được hội tụ với người thân, bạn bè những ngày đầu năm.

Thuong tam nhung canh doi phai
Thuong tam nhung canh doi phai
Dù là ngày cuối năm, nhưng trong Bệnh viện Ung Bướu hầu như không có Tết. Không thấy ai trong số họ nhắc đến Tết hay năm mới, họ triền miên với thuốc thang và chuyện đau yếu bệnh tật

Thế nhưng, không phải ai cũng có được hạnh phúc đó. Đến thăm những bệnh nhân ung thư ở Bệnh viện Ung Bướu (TP.HCM) ngày cuối năm, người viết ghi nhận những cảnh đời thương tâm và những số phận hẩm hiu mong manh vì mắc phải chứng bệnh này. Với họ, chuyện Tết nhất bây giờ không còn là điều gì đó quá thiêng liêng để mong đợi nữa, bởi mạng sống của họ mong manh đến từng phút giây.

Nhắc đến Tết, họ chỉ buồn vì họ mà những người thân cũng phải “vạ lây” cảnh nằm viện trong những ngày năm mới đến. Cả những người thân của họ cũng chẳng buồn nhắc đến Tết, vì nó càng làm họ đau hơn khi nhìn về cuộc sống hiện tại khắc nghiệt.

Thuong tam nhung canh doi phai
Chị Nguyễn Kim Liên là một bệnh nhân thương tâm. Chị bị ung thư và đã phẫu thuật cắt bỏ hai chân. Chị khóc ròng khi nhắc đến đứa con thơ và người chồng tàn tật.

Chị Nguyễn Kim Liên (29 tuổi, xã Phú Sơn, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai) có hoàn cảnh thương tâm nhất. Chị Liên bị bỏng từ lúc còn nhỏ, do gia đình chủ quan, vết bỏng khiến chị ung thư da. Sau đó, do không có điều kiện chữa trị, vết thương của chị biến thành ung thư hạch. Chị Liên phải phẫu thuật cắt hai chân. Hiện tại sức khỏe của chị đang vô cùng nguy kịch, ung thư đã di căn hẳn vào xương tủy.

Cố gắng gượng dậy tiếp chuyện chúng tôi, chị Liên dường như không cầm nổi nước mắt khi nhắc đến đứa con 4 tuổi và người chồng tàn tật những ngày người dân khắp nơi rầm rộ đón Tết. “Em đang từng ngày giành giật sự sống nên chẳng buồn nhắc gì đến Tết cả.

Bản thân không nói làm gì nhưng buồn một nỗi là chồng con, gia đình cũng phải đau khổ, liên lụy vì bệnh tật của mình”, chị Liên đưa bàn tay yếu ớt lau dòng nước mắt lăn trên gò má gầy gò.

Thuong tam nhung canh doi phai
Dù rất muốn nhưng chị Trần Thị Huệ (bệnh nhân ung thư vú, áo hồng) cũng không thể về quê vui vầy năm mới gia đình, người thân.

Cùng chung cảnh ngộ với chị Liên là chị Trần Thị Huệ (45 tuổi, quê Đà Nẵng). Chị Huệ bị bệnh ung thư vú, phải nằm điều trị ở Bệnh viện Ung Bướu đã 2 năm nay. Dù có vẻ khỏe mạnh hơn chị Liên, nhưng Tết nay, chị Huệ không thể về quê đón Tết cùng gia đình, người thân.

Các bác sỹ khuyến cáo chị phải nằm lại để được theo dõi điều trị sát sao hơn. Bởi thế, dù rất nôn nao về quê đón Tết cùng gia đình, con cái, nhưng chị Huệ đành chấp nhận đón năm mới trong bệnh viện.

Thuong tam nhung canh doi phai
Thương tâm cháu bé bị ung thư hành hạ khiến đầu trọc lốc, cơ thể gầy gò.

Bởi các bệnh nhân ung thư và người ở lại là những trường hợp bệnh nặng hoặc hoàn cảnh khó khăn không có điều kiện về quê ăn Tết, do đó, nhiều người thân cùng chịu chung cảnh nằm viện. Nhắc đến Tết, ai cũng chảy nước mắt vì hoàn cảnh trớ trêu của người thân nên buộc họ phải “trắng Tết”.

Thuong tam nhung canh doi phai
Những bệnh nhân dằn lòng khi chia sẻ về hoàn cảnh bệnh tật và gia đình khi năm mới sắp đến.

Nhìn xuống khuôn viên sân vườn bệnh viện, người viết không khỏi nhói lòng khi thấy những cháu bé đầu trọc lốc vì xạ trị, hóa trị do căn bệnh ung thư hành hạ. Nhưng các em vẫn vô tư đùa nghịch với nhau.

Thuong tam nhung canh doi phai
Thuong tam nhung canh doi phai
Thuong tam nhung canh doi phai
Ở tuổi này, chưa bé nào ý thức được, ngoài kia, người người đang nô nức đón Tết, nhà nhà đang rộn ràng sắm Tết. Và những bé cùng độ tuổi được người lớn mua cho những bộ đồ để xúng xính đi chơi Tết. Có lẽ, điều đó đối với chúng là một điều xa xỉ.

Gia đình luôn túc trực bên bệnh nhân là người thân của họ, để bệnh nhân không cảm thấy bị bỏ rơi mà sinh ra tâm lý chán nản, buông bỏ, mong muốn họ có sức chiến đấu với bệnh tật.

Thuong tam nhung canh doi phai
Thuong tam nhung canh doi phai
Thuong tam nhung canh doi phai

"Chúng tôi còn không biết ngày mai tương lai sẽ thế nào thì làm sao có tâm lý để đón Tết hả chú! Chỉ mong sao mình may mắn thoát khỏi bệnh tật thì chắc năm sau được đón Tết với gia đình", chị Liên nhìn xa xa về phía cánh cửa sổ mở nửa chừng chia sẻ.

Thành Giáp

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI