Điều gì giúp Lisa Druxman trở thành người mẹ doanh nhân tuyệt vời?

14/05/2017 - 07:35

PNO - Bên cạnh vị trí CEO của chuỗi hệ thống thể dục thẩm mĩ Stroller Strides, Lisa Druxman còn được biết đến như quản trị viên của trang “MomPreneur” chuyên chia sẻ những bí quyết giúp cân bằng cuộc sống của một người phụ nữ thành...

“Tôi nghĩ vừa là một bà mẹ, vừa là một doanh nhân quả thực là một điều khó nhọc, song rất đỗi tuyệt vời! Mỗi ngày, thú thực là tôi luôn phải vật lộn với chuyện làm sao có thể cân bằng giữa việc chăm con và “chăm công việc”. Tôi luôn cố để việc này không chồng lấn việc kia, nhưng phải cố gắng dung hòa để cả hai có thể bổ khuyết cho nhau”, Lisa tâm sự.

Dieu gi giup Lisa Druxman tro thanh nguoi me doanh nhan tuyet voi?
 

Cô bắt đầu khởi nghiệp khi bản thân đã là một người mẹ, và nhận thấy rằng có một mối liên kết diệu kỳ giữa hai công việc này. Cô chăm sóc gia đình hệt như cách tổ chức công việc, và ngược lại.

Có lẽ hơi buồn cười, nhưng thực ra, theo những gì cô chia sẻ thì trong chính ngôi nhà nhỏ của mình, Lisa cố tổ chức những trò như team-building, sinh hoạt hằng tháng, hay thậm chí, còn đặt ra cả tầm nhìn, chiến lược phát triển tương lai cho gia đình mình.

Sau tất cả, cô nghĩ, gia đình cho mình nhiều thứ, và dĩ nhiên giúp ích cho việc kinh doanh của cô rất nhiều.

Tuy nhiên, không tránh khỏi có những lúc Lisa lơ là công việc để tập trung lo cho gia đình. Cô chia sẻ việc những bà mẹ không dám bắt tay vào kinh doanh vì sợ sẽ không kham nổi hai gánh công việc khổng lồ.

Dieu gi giup Lisa Druxman tro thanh nguoi me doanh nhan tuyet voi?

Song, với cô, mọi thứ không hẳn là quá tiêu cực. Việc chúng ta chọn gia đình trước không đồng nghĩa với việc bỏ bê chuyện làm ăn.

“Tôi từng đọc quyển “ParentPreneur” của Julie Lenzer Kirk, nói về mối tương quan giữa làm ba mẹ với việc xây dựng một doanh nghiệp thành công. Cuốn sách cho tôi nhiều bài học bổ ích về việc làm thế nào để trở thành một người mẹ - một nữ doanh nhân thành đạt”, Lisa kể lại.

“Giống như việc làm cha, làm mẹ, sở hữu một công ty tuy cực khổ song cũng rất tuyệt vời. Tiếc thay, phần lớn chúng ta lại không nhận ra được chính những bài học bổ ích từ việc kinh doanh sẽ là hành trang quý báu để chúng ta cân bằng mọi chuyện trong cuộc sống”, là câu nói tâm đắc của Lisa khi được khỏi về quyển “ParentPreneur”.

Sau đây là 7 mẹo nhỏ giúp chúng ta cân bằng giữa việc gia đình và việc kinh doanh:

Cần phải có kế hoạch

Cũng như việc bạn sắp xếp khi nào có em bé, việc ra đời của một công ty cũng cần phải có dự tính rõ ràng.

Tiết kiệm ngân sách

Bạn cần nhớ rằng tiền sẽ đẻ ra tiền, vì thế, đầu tư để mở một công ty riêng không có gì là sai trái.

Tìm người hỗ trợ

Nhiều bà mẹ tranh thủ làm việc khi con mình đang ngủ. Song, đó không hẳn là một lựa chọn thông minh khi bạn muốn đi đường dài.

Bạn có thể thuê một học sinh cấp ba để phụ giúp bạn, hay đơn giản hơn là gặp mặt một bà mẹ khác. Khi đó những đứa trẻ có thể chơi với nhau và hai người lớn sẽ được nghỉ ngơi.

Bắt đầu kinh doanh trên lĩnh vực mà bạn thành thạo

Cơ hội thành công là rất lớn nếu bạn hợp tác với một doanh nghiệp, một nhà máy,…mà bạn biết rõ. Còn nếu bạn muốn mạo hiểm trên những lĩnh vực mà mình chưa từng kinh qua, hãy xem tiếp điều bí mật tiếp theo nhé!

Yêu cầu được giúp đỡ

Giống như câu “gõ thì sẽ kêu”, khi bạn lên tiếng cần giúp, sẽ có người giúp đỡ bạn. Xin lời khuyên từ họ. Và nhớ, dù thành công hay thất bại của người khác cũng vẫn là những bài học quý giá cho bạn.

Hãy mang con cái vào việc làm của mình

Cho chúng biết bạn đang làm gì, để chúng có thể học hỏi kinh nghiệm từ chính bạn, từ những năm đầu đời. Có nhiều cách để thực hiện điều này, từ việc đóng gói hàng, dán nhãn sản phẩm, hay thậm chí là tìm kiếm thông tin cho công việc của mình.

Tự tìm cho mình nguồn cảm hứng

Bạn biết đó, mở ra một công ty, rồi điều hành nó, chả mấy dễ dàng gì. Vì vậy, hãy lựa chọn ngành nghề mà bạn thực sự yêu thích, niềm đam mê sẽ là nguồn động lực giúp bạn bước qua những trở lực trong cuộc sống.

Trên đây là 7 mẹo giúp bạn cân bằng giữa việc làm mẹ - và làm doanh nhân. Đừng quên rằng dù xây dựng gia đình hay xây dựng doanh nghiệp thì kết quả từ chúng vẫn là “di sản”.

“Di sản” của việc xây dựng một gia đình êm ấm là những đứa con ngoan, thành tài trong xã hội. Còn “di sản” từ việc tạo dựng một doanh nghiệp thành công là những đóng góp của chúng ta cho khách hàng, cho nhân viên, và cho cả xã hội.

Cá Chép K.O.I

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI