Trải lòng trong không gian tôn vinh nghề Việt

29/04/2013 - 19:20

PNO - PNO – Ít khi nào phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu TP Huế lại tấp nập du khách như những ngày diễn ra Festival nghề truyền thống Huế 2013 (27/4 đến 1/5/2013). 33 làng nghề thủ công truyền thống khắp mọi miền đất nước đã hội tụ tại...

Trai long trong khong gian ton vinh nghe Viet

Gian hàng nghề làm mõ - nét mới trong tại Festival nghề truyền thống Huế 2013

Có thể nói, các nghệ nhân đã đem đến đây những tác phẩm tâm huyết, đặc trưng tiêu biểu của quê hương mình. Nói như lời nghệ nhân gốm Lê Đức Hạ đến từ Quảng Nam: “Chúng tôi biết mình biết người, ra một sân chơi lớn như thế này mới thấy được làng nghề mình có những điểm mạnh, điểm yếu gì so với làng nghề bạn. Đây cũng là một dịp quý hiếm để quảng bá, giới thiệu sản phẩm của quê hương mình”.

Ở không gian tôn vinh nghệ nhân và làng nghề, du khách không chỉ bắt gặp những nghệ nhân nổi tiếng về tơ lụa của Hà Giang, Vạn Phúc, Hội An mà còn có thể chiêm ngưỡng các nghệ nhân làng gốm nổi tiếng của Việt Nam như gốm Bàu Trúc, Bát Tràng, Phước Tích trình diễn kỹ thuật làm gốm điêu luyện của mình.

Trai long trong khong gian ton vinh nghe Viet

Dệt lanh truyền thống của người Mông 

Tại gian hàng thổ cẩm vùng Tây Bắc, các nghệ nhân đang thực hiện từng công đoạn làm nghề thổ cẩm lanh truyền thống của người Mông đem đến từ xã Lùng Tám (huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang). Các nghệ nhân trong trang phục thổ cẩm rất bắt mắt ngồi xe sợi, quay lanh và cắm cúi dệt trên khung cửi cổ truyền... Ðiều được nhiều người chú ý chính là công đoạn vẽ sáp lên nền vải trước khi cho vào nhuộm. Ðây được xem là tuyệt kỹ của thổ cẩm Tây Bắc. Những chỗ vải có sáp dính vào sẽ không thấm màu qua khâu nhuộm, nhờ đó đã tạo ra các sắc thái hoa văn rất đặc biệt.

Nghệ nhân Vàng Thị Mai cho biết, để hoàn tất một tấm thổ cẩm, các nghệ nhân và người thợ phải trải qua trên 40 công đoạn. Tất cả nguyên liệu đều làm bằng sợi lanh và màu sắc được lấy từ các cây trái trong rừng. Bà Mai còn cho biết, nghề lanh thổ cẩm dân tộc Mông có từ mấy ngàn năm. Thổ cẩm lanh có ưu điểm nổi bật là mùa đông thì ấm, mùa hè lại mát.

Trai long trong khong gian ton vinh nghe Viet

Dệt tơ tằm của làng dệt Hội An (Quảng Nam)

Gian trưng bày nghề dệt zèng của đồng bào dân tộc Tà Ôi (Quảng Trị, Thừa Thiên Huế) để lại nhiều ấn tượng trong lòng du khách khi đến festival nghề truyền thống Huế. Dệt zèng là nghề truyền thống lâu đời của người dân Tà Ôi, vải được chế tác công phu, sản phẩm này đi kèm kỹ thuật gắn hạt cườm tạo nên vẻ đẹp độc đáo. Trong lúc đó, các nghệ nhân đến từ làng dệt Hội An lại phô diễn tất cả các công đoạn từ lúc con tằm còn đang nhả tơ đến việc hình thành những tấm lụa mềm mại.

Trai long trong khong gian ton vinh nghe Viet

Nghệ nhân làng dệt Mỹ Nghiệp (Ninh Thuận) biểu diễn múa Chăm

Có lẽ ấn tượng nhất trong khu vực dành cho các làng nghề dệt thổ cẩm chính là gian trưng bày của làng dệt Mỹ Nghiệp đến từ Ninh Thuận. Nghệ nhân Thuận Thị Trụ (người có nhiều năm tham dự các cuộc triển lãm quốc tế tại Pháp, Bỉ, Nhật, Mã Lai) chia sẻ: “Làng Mỹ Nghiệp tên tiếng Chăm là Chakleng là đất văn vật cổ xưa nhất của Chăm Pa, các cô gái ở đây ai cũng dệt vải khéo tay.

Trước đây, nghề dệt ở làng chỉ phục vụ cho các lễ nghi và sinh hoạt hàng ngày. Cơ sở dệt thổ cẩm Inrahani ra đời đã cách điệu hơn 50 hoa văn khác nhau, chế tác gần 300 mẫu mã các loại, đồng thời giúp cho 200 phụ nữ lao động nghèo có công ăn việc làm ổn định. Đến với Festival nghề truyền thống Huế 2013, các nghệ nhân vừa biểu diễn dệt, vừa múa Chăm truyền thống để phục vụ du khách tham quan gian hàng.

Trai long trong khong gian ton vinh nghe Viet

Trình diễn nghề của nghệ nhân đến từ làng gốm Bàu Trúc (Ninh Thuận)

Tại khu dành cho gốm, mây tre, đúc đồng và nghề kim hoàn, ấn tượng nhất là các tác phẩm đồng dựa theo truyện dân gian “ăn khế trả vàng” và các tác phẩm gốm Bàu Trúc.Tại đây, các nghệ nhân vừa biểu diễn cách làm gốm, vừa bày bán những sản phẩm tinh xảo của làng nghề mình.

Thuận Hóa

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI