Đến Nga du lịch, một phụ nữ bị giun chỉ làm tổ trên mặt

23/06/2018 - 11:22

PNO - Sau khi đi Nga du lịch về, bệnh nhân phát hiện trên mắt xuất hiện những khối u lạ có thể tự di chuyển.

Trở về nhà sau chuyến du lịch đến một vùng nông thôn ở ngoại ô thủ đô Moscow (Nga), một phụ nữ 32 tuổi phát hiện trên mặt xuất hiện những khối u lạ.

Den Nga du lich, mot phu nu bi giun chi lam to tren mat
Ảnh tự chụp của bệnh nhân cho thấy những khối u di chuyển xung quanh mặt

Ban đầu, bệnh nhân thấy một vết sưng nhỏ ở dưới mắt trái, 5 ngày sau khối u này đã di chuyển lên đỉnh mắt, ngay trên mí mắt của cô. Khối u nằm ở đó trong 10 ngày rồi biến mất, sau đó môi của cô bị sưng phồng lên.

Tình trạng này khiến bệnh nhân bị ngứa và có cảm giác bỏng rát trong da, ngoài ra không gây thêm triệu chứng nào khác.

Bệnh nhân tìm đến bác sĩ thì được chẩn đoán có ký sinh trùng sống dưới da. Sau đó bác sĩ xác định đó là một con giun chỉ thuộc loại Dirofilaria repens, một loại ký sinh trùng thường được tìm thấy ở chó hoặc các loài động vật ăn thịt khác.

Den Nga du lich, mot phu nu bi giun chi lam to tren mat
 

Giun chỉ Dirofilaria repens lây sang người qua đường muỗi đốt. Theo thông tin từ bệnh nhân thì cô đã bị muỗi đốt rất nhiều trong chuyến du lịch Nga.

Bác sĩ đã làm tiểu phẫu để gắp con giun chỉ ra khỏi cơ thể bệnh nhân. Sau phẫu thuật, bệnh nhân đã hồi phục hoàn toàn.

Được biết, giun chỉ đẻ trứng trong cơ thể một loài côn trùng như muỗi, sau đó trứng giun thâm nhập cơ thể động vật có vú thông qua vết công trùng cắn rồi nở ra trong cơ thể vật chủ. Giun chỉ này sẽ lấy các chất dinh dưỡng cần thiết ở người mà nó ký sinh.

Giun chỉ có thể gây các bệnh nhiễm trùng như bệnh vẩy nến hoặc bệnh mù giun chỉ. Giun chỉ có thể sống đến 8 năm trong cơ thể vật chủ và có thể giải phóng hàng triệu ấu trùng vào máu vật chủ trong suốt vòng đời của mình.

Den Nga du lich, mot phu nu bi giun chi lam to tren mat
Sau khi được phẫu thuật loại bỏ con giun trong da, bệnh nhân đã hồi phục sức khỏe

Nhiễm trùng do giun chỉ được gọi chung là bệnh giun chỉ bạch huyết (filariasis). Theo Tổ chức Y tế thế giới, có khoảng 856 triệu người trên thế giới có nguy cơ mắc phải tình trạng này.

Hà Di

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI