Nuôi trồng thuỷ sản: Ngành 'hot' không lo thất nghiệp

04/06/2017 - 18:09

PNO - Trong điều kiện nguồn hải sản tự nhiên đang bị khai thác quá mức thì hoạt động nuôi trồng thủy sản chính là ngành học cho tương lai không lo thiếu việc.

Năm 2014, Việt Nam là một trong 10 quốc gia thủy sản hàng đầu thế giới do Tạp chí Seafood International bình chọn. Với lợi thế đường bờ biển dài (3260km) cùng hệ thống sông ngòi dày đặc, điều kiện thủy văn và khí hậu phù hợp, ngành nuôi trồng thủy sản đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của nước ta.

Sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành này còn giúp cải thiện sinh kế của các cư dân ven biển, đặc biệt là người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long, nơi tập trung hầu hết các hoạt động nuôi trồng thủy sản của cả nước.Mặc dù có tiềm năng và sức phát triển mạnh, nhưng nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, một trong số đó là chất lượng nguồn nhân lực chưa cao.

Trong chuyến thăm các trường Đại học - Cao đẳng ngoài công lập vào tháng 04 vừa qua,Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng đã nhấn mạnh đến sự cần thiết phải phát triển các ngành nghề đặc thù của khu vực đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là ngành nuôi trồng thủy sản.Với thế mạnh đào tạo tập trung vào thực hành, Trường Cao đẳng Vạn Xuân là một trong những đơn vị đào tạo uy tín cam kết đảm bảo đầu ra cho các sinh viên ngành nuôi trồng thủy sản. Người học được trang bị các kiến thức và kỹ thuật lựa chọn, nuôi trồng, nhân giống, thu hoạch các nguồn lợi thủy sản.

Nuoi trong thuy san: Nganh 'hot' khong lo that nghiep
Sinh viên đang thực hành tại phòng thí nghiệm

Trong quá trình học các sinh viên còn được trực tiếp thực hành và trải nghiệm các kiến thức thực tế tại các cơ sở nuôi trồng thủy sản là đối tác của tập đoàn HungHau Holdings và hệ thống giáo dục Hùng Hậu EDU.

Với lợi thế đào tạo ngắn hạn, sau khoảng hơn hai năm các sinh viên đã có thể tự tin ứng dụng những kiến thức được học vào công việc thực tế. Các sinh viên có thể làm việc ở các công ty tronglĩnh vực nuôi trồng thủy sản, các cơ sở sản xuất giống, các Sở Nông nghiệp, Sở Khoa học công nghệ, tư vấn cho các hộ nuôi. Sinh viên cũng có thể khởi nghiệp bằng cách tự mở và kinh doanh cửa hàng thuốc thú y, thức ăn cho thủy sảnhoặc mở một trang trại nuôi trồng thủy sản của riêng mình.

Cùng với thực tế thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng tốt của ngành đồng thời với chương trình đào tạo chú trọng vào chất lượng và thực hành, sau khi tốt nghiệp, các sinh viên ngành nuôi trồng thủy sản tại trường cao đẳng Vạn Xuânchắc chắn sẽ có được việc làm phù hợp với kỹ năng và trình độ chuyên môn của mình.

Lê Anh Minh, một cựu sinh viên ngành nuôi trồng thủy sản của trường cho biết: “Mình sinh ra và lớn lên ở Bến Tre, gia đình mình có khoảng 1ha đất nông nghiệp, tuy nhiên canh tác không hiệu quả lắm. Sau khi tốt nghiệp trường Cao đẳng Vạn Xuân, mình quyết định về quê lập nghiệp và thuyết phục gia đình cho chuyển sang nuôi tôm sú. Với những kiến thức được học mình khá thuận lợi trong những mùa vụ đầu tiên và sau đó có thêm tự tin để mở rộng diện tích nuôi trồng cũng như chú trọng nuôi thêm cá ba sa. Hiện tại công việc kinh doanh của mình đang phát triển rất tốt và đem lại thu nhập khácho gia đình mình.”

Bà Lê Thị Thùy Phương – Trưởng phòng đào tạo trường này cho biết thêm: “Nhu cầu nhân lực ngành nông nghiệp và ngư nghiệp này càng cao, tuy nhiên nguồn cung của nhóm ngành này vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường, nhất là về chất lượng. Nắm bắt được tình hình đó, cùng với thế mạnh đào tạo thiên về ứng dụng, trường CĐ Vạn Xuân là cơ sở cung ứng nguồn nhân lực chất lượng tốt cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực ngư nghiệp phía Nam của cả nước. Ngoài ra hiện nay trường đã là thành viên của hệ thống giáo dục HEDU, nên các bạn sinh viên còn có thêm cơ hội được học liên thông dễ dàng lên các bậc học cao hơn nếu có nhu cầu.”

Diệu Anh

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI