Tác hại khủng khiếp của thời trang nhanh đến môi trường

01/08/2018 - 18:38

PNO - Thời trang nhanh không chỉ là vấn đề của ngành công nghiệp mà còn là vấn đề của xã hội, bởi chúng ảnh hưởng rất nhiều đến môi trường.

Mới đây, Chính phủ Anh vừa thông báo sẽ xem xét tác động môi trường của thời trang nhanh, và Quốc hội châu Âu đặt những mục tiêu tham vọng về tái sử dụng hàng may mặc cho người tiêu dùng và doanh nghiệp. 

Một nghiên cứu do Quỹ Ellen MacArthur, tổ chức phi chính phủ Anh, cho thấy sản xuất quần áo toàn cầu đã tăng gấp đôi trong 15 năm qua, thay đổi lớn trong 50 năm qua, các mặt hàng may mặc trung bình được mặc ít hơn và thải ra nhanh hơn bao giờ hết. 

Để ra đời sản phẩm thời trang nhanh, chi phí thực sự của nó cũng phán ảnh điều kiện làm việc và tiền công của công nhân may mặc ở mức rất thấp, chất độc hại thải ra sông, không khí ngày càng nhiều.

Năm 2017, riêng ở Anh đã có 300.000 tấn quần áo bị vứt đi. Chính phủ hiện chưa ước tính được chi phí cho việc xử lý rác thải từ quần áo này.

Tac hai khung khiep cua thoi trang nhanh den moi truong
 

Nghiên cứu gần đây của Compare The Market cho thấy, gần 2/3 dân số đã điều chỉnh lối sống để tạo ra sự khác biệt tích cực. Tuy nhiên, những núi quần áo khổng lồ đang được gửi đến bãi rác từ các hãng thời trang nhanh vẫn đang gây ảnh hưởng lớn đến môi trường. 

Thời trang nhanh ngày càng chiếm ưu thế bởi chúng cung ứng cho người tiêu dùng sản phẩm liên tục và giá thành rẻ hơn nhiều so với thời trang cao cấp. Vì vậy, các thương hiệu thời trang nhanh đã sử dụng chất liệu có chất lượng thấp và được tạo ra từ các loại vải không thể phân hủy, gây ảnh hưởng đến môi trường về lâu dài.

Màu sắc rực rỡ, chất liệu bắt mắt luôn là yếu tố giúp thời trang nhanh hấp dẫn. Để có được sản phẩm như vậy, phần lớn nhờ vào hóa chất độc hại. Nước nhuộm vải chính là thứ gây ô nhiễm nguồn nước nhiều thứ hai toàn cầu.

Tac hai khung khiep cua thoi trang nhanh den moi truong
 

Rác thải từ quần áo mất bao lâu mới có thể phân hủy?

- Vải da: 50 năm

- Vải nilon: 30-40 năm.

- Vải cotton: 2-8 tháng

- Ủng, túi, phụ kiện cao su: 50-80 năm.

- Quần áo, tất len: 1-5 năm.

Chất liệu polyester là loại vải được sử dụng phổ biến  nhất trong ngành công nghiệp may mặc. Loại vải này được giặt trong máy giặt gia đình tạo nên những sợi vải siêu nhỏ (microfiber), dễ dàng đi qua nhà máy xử lý nước thải vào các tuyến đường thủy, không phân hủy được, làm gia tăng lượng nhựa trong nước biển. Chúng chính là mối đe dọa nghiêm trọng đối với sinh vật dưới nước. Cuối cùng, các sợi siêu nhỏ chui vào dạ dày con người.

Việc sử dụng hóa chất độc hại trong trồng bông cũng khiến nhiều người nông dân bị ung thư, gây dị tật bẩm sinh nghiêm trọng với con em gia đình người trồng bông tại Ấn Độ.

Trong trồng bông, đòi hỏi lượng nước và thuốc trừ sâu lớn. Hầu hết bông được trồng trên thế giới đều đã biến đổi gen, kháng sâu bệnh và đạt năng suất cao. Tuy nhiên, chúng dẫn tới sự ra đời của loại “siêu cỏ dại” có khả năng kháng thuốc trừ sâu thông thường. Để tiêu diệt “siêu cỏ dại”, nông dân toàn cầu cần phải sử dụng các loại thuốc chống cỏ dại độc hơn, đe dọa nghiêm trọng sức khỏe vật nuôi và con người.

Tac hai khung khiep cua thoi trang nhanh den moi truong
 
Tac hai khung khiep cua thoi trang nhanh den moi truong
 

Bà Mary Creagh, nghị sĩ Anh, cho biết: ''Cách chúng ta thiết kế, chế tạo và loại bỏ quần áo có tác động rất lớn đến môi trường. Sản xuất quần áo đòi hỏi hóa chật độc hại và tạo ra khí thải làm biến đổi khí hậu. Cuộc điều tra của chúng tôi sẽ xem xét ngành công nghiệp thời trang tại Anh có thể tự sửa chữa để trở nên phát triển bền vững hay không? Bên cạnh đó, người tiêu dùng ý thức hơn về việc tiêu thụ sản phẩm thời trang nhanh''.

Jack Ostrowski, người điều hành công ty tư vấn cho các hãng thời trang nhanh về việc tái sử dụng quần áo cho rằng, tác hại của thời trang nhanh đến môi trường không chỉ là vấn đề của ngành công nghiệp mà còn là vấn đề mang tính xã hội. Ông đã phát triển một ứng dụng để khuyến khích người tiêu dùng tái sử dụng quần áo. 

Bà Orsola đến từ Fashion Revolution, làm trong ngành thời trang hàng chục năm, cũng vận động các hãng tái sử dụng sản phẩm. Bà đưa ra lời khuyên, người tiêu dùng nên gắn bò lâu dài hơn với quần áo đang có, trước khi quyết định mua sắm món đồ mới. Chỉ một việc làm nhỏ như vậy đã góp phần giảm thiểu sự tác động của thời trang nhanh đến môi trường sống.

Dương Dương

Nguồn Tổng hợp
 

news_is_not_ads=
TIN MỚI